-
- Tổng tiền thanh toán:
Cách tạo ra đồ dùng thủy tinh - Bạn đã biết chưa?
Tác giả: CAS Media Ngày đăng: 16/10/2019
Các bạn có biết rằng để tạo nên một món đồ thủy tinh là vô cùng khó khăn với rất nhiều bước thao tác làm ra. Đồng thời cần phải có sự cẩn thận, cần cù và khéo léo trong từng hoạt động ở các bước. Mà đặc biệt hơn hết là nhờ bàn tay điêu nghệ của các thợ thủy tinh mới có thể tạo nên một món đồ thủy tinh hoàn chỉnh và sáng bóng đẹp. Hãy cùng với chúng tôi - Công ty Sản Xuất Thương Mại D&H chuyên cung cấp các sản phầm đồ thủy tinh, gốm sứ với dịch vụ in ấn logo thương hiệu, nhưng hôm nay hãy cùng D&H khám phá quy trình làm ra đồ thủy tinh ngay thôi!
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, các chuyên gia về mặt hàng đồ thủy tinh đã chỉ rõ ra các bước làm tỉ mỉ để có thể tạo nên món đồ sáng bóng và sang trọng đó. Tổng cộng có đến 10 bước làm đặc biệt trong các bước thì công đoạn pha chế nguyên liệu là quan trọng và khó khăn nhất. Có rất nhiều loại đồ thủy tinh như cốc thủy tinh, chai thủy tinh, bình hoa,.. cùng khám phá các loại được sản xuất như nào nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất cốc thủy tinh
Đầu tiên để có thể tạo nên một cốc thủy tinh, chúng ta cần phải chuẩn bị nguyên liệu chính là cát Silicat còn có thể gọi là cát thạch anh. Để sản phẩm tạo ra được tốt nhất thì cát phải sạch sẽ, không bị lẫn sắt trong đó thì mới có thể sản xuất ra cốc thủy tinh trong và sáng đẹp. Trong trường hợp nếu ở cát vẫn dính sắt sẽ khiến cho sản phẩm chúng ta có màu xanh lục. Và công đoạn lọc này cũng rất khó có thể loại bỏ được sắt lẫn trong cát, ấy vậy mà trong quá trình thì người thợ khéo léo có thể sử dụng hóa chất Mangan Điôxít để điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của món đồ thủy tinh giúp được trở lại màu sáng trong suốt sang trọng. Ngoài ra cần chuẩn bị các chất như Natri Cacbonat, Canxi Oxit nữa.
Quá trình trộn hỗn hợp tạo ra đồ thủy tinh
Với công đoạn này chúng ta ngoài cần nguyên liệu chính là cát Silicat mà còn cần bổ sung thêm hai chất Natri Cacbonat (NaNCO3) với Canxi Oxit (CaO). Các chất phụ gia này thường sẽ chỉ được cho vào chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% với số cát Silicat mà thôi. Tại đây các người thợ đổ cả ba chất vào chung với nhau trộn đều, trong đó Natri Cacbonat có chức năng làm giảm nhiệt độ cao xuống mức nhiệt độ vừa phải, phù hợp với quy trinh để chế tạo ra chai thủy tinh, cốc thủy tinh,..Nhưng với chất đó có thể sẽ khiến cho thủy tinh bị thấm nước, do vậy mà cần đến sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp và "đôi tay vàng" để làm ra món đồ thủy tinh cao cấp này. Đồng thời với chất Canxi Oxit có một đặc tính giúp cân bằng được và khắc phục được nhược điểm đó, còn có thể thay thế bằng vôi sống để tạo sự hài hòa . Bên trong của Magie có oxit hay trong nhôm cũng có thể bổ sung thêm vào để giúp cho thủy tinh được bền đẹp hơn.
Bổ sung các chất cần thiết tạo nên chai thủy tinh
Ở với công đoạn này thì việc bổ sung các chất hóa học nó vô cùng quan trong nhưng các chất cho thêm lại sẽ khác nhau bởi có nhiều mục đích khác nhau. Với mỗi mục địch sử dụng khác nhau thì người thợ thủy tinh lại bổ sung chất riêng để có thể hoàn thành món đồ thủy tinh một cách hoàn hảo và tốt nhất có thể.
Ví dụ như đối với đồ thủy tinh để trang trí thì sẽ được bổ sung thêm oxit bởi nhờ chất này đã tạo nên sự lấp lánh thêm cho món hàng thủy tinh pha lê. Mà thậm chí còn tăng thêm độ mềm dẻo giúp người thợ dễ dàng cắt tỉa, gọt và hạ thấp dễ dàng mức nhiệt nóng,..
Hay đối với để sản xuất mắt kính thì không sử dụng loại oxit trên mà bổ sung thêm chất Lantan Oxit bởi tính năng khúc xạ và sắt giúp cho hợp chất này hấp thụ nhiệt dễ dàng.
Tạo màu sắc cho cốc thủy tinh
Với kiểu dáng cốc thủy tinh được phối màu hiện nay không còn gì là đặc biệt hay khó nhưng giờ chỉ đang có một vài màu cơ bản. Nếu bạn muốn cho chiếc ly của mình có màu xanh lục thì bổ sung thêm chút mùn sắt trong thạch anh như nói ở trên, hay sử dụng lưu huỳnh (S) để tạo ra màu vàng, nâu, đen,..Tất cả đều sẽ tùy thuộc vào lượng cacbon với mùn sắt được bổ sung thì sẽ ra màu như vậy Mong rằng sắp tới đây sẽ cho ra mắt nhiều loại màu thủy tinh hơn để giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn và sử dụng với sở thích của mình.
Nung nấu hỗn hợp tạo chai thủy tinh
Người thợ đổ hỗn hợp trộn ban nãy vào nồi nấu kim loại hay còn có thể sử dụng thùa chứa chịu nhiêt để nung nấu. Tại đây hỗn hợp đã được nung nóng chảy tạo ra chất lỏng để dễ dàng lên hình dáng. Đối với loại thủy tinh thạch anh thì hỗn hợp cần phải được nung nấu trong nhiều độ rất cao ở lò luyện với gas. Ngoài ra đối với loại thủy tinh đặc biệt khác thì người thợ thủy tinh cần sử dụng nồi nug hoặc lò nung bằng điện. Nhiệt độ nung nấu dành cho cát thạch anh không bổ sung phụ gia cần lên đến 2300 độ C còn đối với trường hợp được bổ sung thêm Natri Cacbon thì cần nhiệt độ khoảng 1500 độ C. Mức nhiệt vô cùng cao và nóng do vậy người thợ cần rất nhiều sự tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thực hiện.
Tạo độ đặc và loại bỏ bọt tăm trong đồ thủy tinh
Để tránh bị trường hợp bị dính bong bóng (bọt tăm) cùng với giúp hỗn hợp được cô đặc đồng đều thì người thợ cần đợi cho chất nung được lỏng hoàn toàn. Sau đó bổ sung cho thêm các chất hóa học như Natri Clorit (NaCl), Natri Sunfat (Na2SO4) hoặc Antimon Oxit (Sb2O3) để làm hỗn hợp có thể hòa hợp hoàn toàn. Công đoạn này cũng khá là quan trọng để tránh các bọt tăm tồn tại trên bề mặt thủy tinh sản phẩm.
Tạo hình dáng cho sản phẩm cốc thủy tinh
Có rất nhiều cách thức để tạo hình dáng cho sản phẩm khác nhau và đa dạng. Nhưng lưu ý đầu là phải khiến các hỗn hợp thành dạng lỏng do bị sức nóng làm chảy.
Phương pháp đầu tiên là cách của người Ai Cập đó là rót hỗ hợp thủy tinh dạng lỏng vào khuôn có sẵn và rồi để nguội.
Cách thứ hai, người thợ đổ vào đầu miệng của chiếc ống rỗng sau đó vừa thổi qua ông vừa xoay để tạo hình sản phẩm.
Và cách rót vào chiếc bình chứa thiếc tan chảy để tạo giá đỡ, đồng thời sử dụng khí nitơ né để tạo hình cùng đánh sáng bóng sản phẩm thủy tinh. Đây có lẽ là cách phố biến được nhiều người sử dụng nhất trong những năm 1950. Ngoài ra cách phương pháp này còn có tên gọi là thủy tinh đánh bóng sáng.
Làm nguội các đồ chai cốc thủy tinh
Đây là bước đơn giản nhưng vẫn là bước rất quan trọng không thể bỏ cách qua được. Tại lúc này cùng để nguội sản phẩm sau khi tạo hình để giúp cho sản phẩm được lên dáng chuẩn cũng như tránh bóp méo,..
Tham khảo bài viết: Cách chọn cốc uống nước an toàn cho sức khỏe
Bước cuối hoàn tất quá trình tạo nên đồ thủy tinh
Liệu sau khi để nguội đã hoàn thành xong quá trình sản xuất đồ thủy tinh? Câu trả lời là không các bạn nhé, bởi sau khi đồ được để nguội chúng ta còn cần phải bỏ lò nung nấu thêm một lần nữa để có thể đảm bảo rằng sản phẩm sẽ bền đẹp có độ sáng bóng đạt tiêu chuẩn. Và mãi sau người thợ cần cù mới cho ra một sản phẩm đồ thủy tinh đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, những sản phẩm này cũng có thể được vẽ hoặc in logo lên cốc thủy tinh, lọ hoa... để phù hợp với từng mục đích sử dụng hoặc thông điệp truyền tải qua vật dụng.
Qua những bước làm cung phu và tỉ mẩn bên trên các bạn đã hiểu và biết thêm về công đoạn sản xuất đồ thủy tinh rồi đúng không. Các bạn biết rồi đấy, công việc này rất vất vả và khó khăn nhưng để có thể đem lại lợi ích và phục vụ cho khách hàng là người thợ thủy tinh cũng như D&H chúng tôi vô cùng vui và nỗ lực rất nhiều. Hy vọng rằng bài viết này sẽ được chia sẻ đến với người thân, bạn bè để cùng nhau hiểu nắm rõ được thêm kiến thức quy trình tạo nên chai thủy tinh, cốc thủy tinh, bình hoa,..
Bình luận (4 bình luận)
immictele
28/06/2022New York Harper Collins https://newfasttadalafil.com/ - cheapest place to buy cialis Label the structures on Figure Xxnkei Cialis cialis forced orgasm Kakdxw https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Lblzhp Often precipitated by infection or diuretics c.
Đặng Hiệu
18/11/2019Hi chị, chị kiểm tra email giúp em nhé.
Mr. Tuấn
18/11/2019Thanks web, bài viết rất giá trị
Zexunda
19/09/2022To ingest liquid medication, gently squeeze the dropper to release the liquid into your mouth buy cialis 5mg